Triển khai phần mềm CRM để tăng sức cạnh tranh

Phần mềm CRM đã khá phổ biến trên thế giới, nhưng ở ViệtNam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo các chuyên gia kinh tế, việc ứng dụng CRM sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Chi phí để tiếp cận một doanh nghiệp mới cao gấp 5 đến 15 lần chi phí duy trì một khách hàng đã có sẵn

 Chi phí bán hàng và chi phí phục vụ khách hàng cũ cũng thấp hơn nhiều so với một khách hàng mới. Ứng dụng CRM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự thoả mãn và trung thành của khách hàng.Nhiều doanh nghiệp "mải mê" tìm khách hàng mới, thậm chí đầu tư,duy trì với chi phí lớn cho các chiến dịch quảng cáo để tìm nguồn khách hàng mới mà quên mất khâu giữ chân,chăm sóc khách hàng hiện có. Những khách hàng trung thành thường xuyên mua hàng sẽ ít chú ý đến giá cả hơn, dễ phục vụ hơn. Những khách hàng hài lòng với doanh nghiệp sẽ phổ biến, khen ngợi doanh nghiệp với nhiều người khác, qua đó giúp doanh nghiệp có thêm những khách hàng mới.

Hiện nay, với việc ứng dụng CNTT, phần mềm CRM đang mang lại hiệu quả và những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng và áp dụng phần mềm CRM đang là một trong những xu hướng và nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp.

Bài học và những thành công của các “đại gia” trong lĩnh vực CNTT trên thế giới như Gartner, Sap, Oracle, Siebel... khi ứng dụng phần mềm CRM cho thấy đây là một giải pháp hợp lý và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp trong quản trị khách hàng những năm qua. Cũng chính các “đại gia” này đã làm sôi động thị trường phần mềm CRM năm 2003 với doanh thu đạt tới 8,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt gần 9% năm.

Với hệ thống CRM, các nhân viên giao dịch dễ dàng nhận ra các đối tượng khách hàng, phối hợp với các bộ phận kỹ thuật thực hiện các hoạt động maketing, bán hàng và cung cấp dịch vụ phù hợp nhằm tối ưu hoá lợi nhuận và mang lại sự thoả mãn cao nhất cho khách hàng. Phần  mềm CRM còn giúp lãnh đạo  xem xét, đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên để có các chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật. Ngoài ra, hệ thống cũng cấp cho lãnh đạo các báo cáo hoạt động quản trị quan hệ khách hàng, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra các chính sách quan hệ khách hàng phù hợp hoàn chỉnh.

Phần mềm CRM phải có tính năng cơ bản như sau:
      - Thông tin của khách hàng,lịch sử làm việc với khách hàng,quản lý các hoạt động liên quan đến khách hàng như: cuộc hẹn,cuộc gọi,email.
      - Quản lý các chiến dịch marketing.
      - Quản lý khách hàng tiềm năng.
      - Quản lý cơ hội.
      - Quản lý dự án.
      - Quản lý tài liệu,ghi chú.
      - Quản lý báo giá.
      - Quản lý hợp đồng.
      - Quản lý các vụ việc.
      - Quản lý lịch làm việc cá nhân,nhóm,phòng ban.
      - Thống kê,báo cáo.
      - ...


Do vậy, khi đầu tư CRM, doanh nghiệp cần chú ý tìm hiểu tính năng, chi phí đầu tư, so sánh các phần mềm với nhau

Tùy theo quy trình nghiệp vụ,ngân sách,quy mô của mình, doanh nghiệp sẽ quyết định chọn công nghệ,giải pháp,đối tác nào phù hợp với nhu cầu.