Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần CRM hay không?

Những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cũng rất cần phần mềm quản lý quan hệ khách hàng như những tập đoàn lớn. CRM không chỉ đơn thuần thực hiện rất nhiều công việc bán hàng tự động và những công việc chăm sóc khách hàng mà còn đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về những khách hàng và những vấn đề của họ

Nhưng việc chọn lựa 1 hệ thống CRM phù hợp – với giá cả và chức năng cần thiết – có thể làm nản lòng những người quản lý. Giá thành luôn là vấn đề khó khăn và ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận được với công nghệ mới.

Cùng với giá cả, việc cân nhắc tới 5 yếu tố sau cũng rất quan trọng để nhà quản lý có thể chọn lựa giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình.

1. Cân nhắc tới tính tương thích:
Cũng giống như hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP), CRM dùng vào việc tích hợp cho chức năng bán hàng và dịch vụ và thống nhất cách quản lý dữ liệu khách hàng. Nó cho phép nhân viên có thể đăng nhập và truy cập tới tất cả những công việc của họ từ 1 ứng dụng duy nhất, điều này tuyệt vời hơn là sử dụng hàng loạt màn hình và nhập dữ liệu nhiều lần. SMB thường chỉ chọn 1 phần của giải pháp CRM – chức năng bán hàng hoặc chức năng hỗ trợ dịch vụ – và cố gắng sử dụng những chức năng tiếp thị, quảng cáo hay những ứng dụng dịch vụ khách hàng đã có sẵn. Đó luôn là 1 việc sai lầm. Hãy nghĩ đến những gì mà mình đã và sẽ có. Đừng cố gắng đi ngược lại sự phát triển của công nghệ cũng như sự phát triển của doanh nghiệp mình.

2. So sánh những tiến độ công việc:
Các doanh nghiệp nhỏ thường có nhiều công việc và dịch vụ cùng hoạt động 1 lúc nhiều hơn 1 doanh nghiệp lớn đã phân chia thành rất nhiều chức năng và những lớp quản lý riêng biệt. Bởi vậy, việc kiểm tra làm thế nào 1 phần mềm CRM có thể quản lý tốt được tiến trình chính như quản lý các e-mail đến và đi là 1 yêu cầu rất cần thiết.

3. Nghiên cứu đến khả năng dùng SaaS:
Một số nhà cung cấp phần mềm như là dịch vụ (SaaS) có đưa ra giải pháp CRM đầy đủ cho từng người sử dụng theo tháng. Những nhà cung cấp đó cho khách hàng của mình sử dụng phần mềm mà không phải mất chi phí cho phần cứng hay phí bảo trì.  Trừ khi công ty có những yêu cầu phức tạp hay cần những tính năng đặc thù cho mình, SaaS có lẽ là cách tốt nhất để SMB có thể tiếp cận được với CRM.

4. Kiểm tra khả năng tùy biến sản phẩm:
Khi mua phần mềm hay đăng ký sử dụng dịch vụ, hãy kiểm tra sự dễ dàng tùy chỉnh ứng dụng. Nhiều gói phần mềm cho người sử dụng những cách cấu hình hoặc những công cụ không ổn định. Hãy cân nhắc chọn lựa những phần mềm phù hợp với những kỹ năng mà mình đã có để dễ dàng sử dụng phần mềm hơn.

5. Ngân sách cho việc thay đổi:
Cuối cùng vẫn là vấn đề về kinh tê, để ra 1 khoản chi phí nhỏ cho những chỉnh sửa hay những công việc khác ngoài dự kiến có thể là rất cần thiêt. Đa số các công ty đều nhận ra rằng cần phải thêm hoặc điều chỉnh 1 số chức năng cho phù hợp sau khi đã sử dụng hệ thống CRM. Thêm kiểu báo cáo mới, mở rộng trường dữ liệu hoặc cả 2, và 1 số chức năng nhỏ nhằm nâng cao tốc độ xử lý dữ liệu là những vấn đề cần phải có ngân sách để thay đổi cho nó thực sự có ích cho doanh nghiệp. Nó không có tỷ lệ cụ thể, nhưng nó là cần thiết để tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.